logo_xnk_ht_viet_nam-1.100
banner2
untitled
Chia sẻ
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 11
Trong ngày: 41
Trong tuần: 1480
Lượt truy cập: 1533906

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện

Lượt xem: 2317

Đánh giá

Van bướm điều khiển điện là gì?

Van bướm điều khiển điện là một dạng van điều khiển tự động bằng dòng điện. Trong đó van bướm hoạt động đóng mở bằng hai cánh van, điều khiển đóng mở thông qua trục van.

Van bướm điều khiển điện rất thông dụng trong các đường ống vừa và lớn. Cơ chế đóng mở của nó cho phép một lượng lớn lưu chất có thể chảy qua. Nên van bướm điện rất phù hợp với các hệ thống nước sạch, nước thải, bột, xi măng, đá…

Hiện nay về nguyên lý hoạt động thì van bướm điện được chia làm hai loại chính là van bướm điện ON/OFF và van bướm điện tuyến tính.

van_buom_dang_wafer_dieu_khien_dien

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện

Cấu tạo

Cấu tạo của van bướm điều khiển điện có hai phần chính không thể thiếu đó là: Van bướm và bộ điều khiển điện.

Cấu tạo của van bướm

Van bướm có cấu tạo rất cơ bản gồm 5 phần chính:

  • Thân van: Toàn bộ phần thân của van bướm có thể được làm bằng chất liệu nhựa PVC, inox, gang, thép, nhôm…
  • Cánh van ( Cánh bướm ) : Phần cánh van là bộ phận trực tiếp đóng mở van, khi cánh van quay một góc 90 độ thì van mở hoàn toàn và ngược lại khi cánh van quay về một góc 0 độ thì van đóng hoàn toàn. Cánh van có thể thiết kế bằng inox, nhôm, gang, nhựa PVC, thép…
  • Trục van: Đây là bộ phận kết nối trực tiếp cánh van và thiết bị điều khiển. Thông thường trục van tốt thì thường được làm bằng chất liệu inox vì đây là bộ phận chịu lực rất là nhiều.
  • Gioăng làm kín: Gioăng làm kín là toàn bộ phần gioăng cao su, Teflon bao quanh van bướm. Đây là bộ phận trực tiếp làm kín van. Có một số dạng van bướm không có gioăng làm kín là van bướm kiểu đồng tâm và van bướm thép.

cau_tao_van_buom

Cấu tạo của motor điện

Motor điện hay bộ điều khiển điện, thiết bị truyền động điện là bộ phận điều khiển đóng mở van bằng dòng điện 24v, 220v, 380v. Đây là thiết bị có cấu tạo phức tạp với nhiều bộ phận.

  • Phần vỏ motor điện: Phần vỏ motor điện thường được làm bằng nhôm, hợp kim, nhựa là bộ phận bao bọc bên ngoài của motor điện. trên mặt của motor điện có lớp kính để quan sát vị trí đóng mở của van.
  • Công tắc hành trình và hiển thị đóng mở: Bộ phận này cho phép motor chạy hết một chu trình và tự ngắt. Bên trên có một tấm hình tròn để hiển thị đóng mở ra bên ngoài.
  • Bảng mạch điện: Bảng mạch điện hay PCB là thiết bị dùng để cung cấp điện và kết nối giữa các linh kiện.
  • Coild điện: Coild điện trong motor điện nhận nguồn điện từ bảng mạch và chuyển đổi nó thành cơ năng.
  • Tụ điện: Tụ điện có tác dụng lưu trữ năng lượng điện và lưu trữ điện tích hiệu quả. Ngoài ra, công dụng tụ điện còn cho phép điện áp xoay chiều đi qua, giúp tụ điện có thể dẫn điện như một điện trở đa năng.
  • Bộ phận tăng lực, trợ lực: Như chúng ta đã biết một van thường rất nặng và yêu cầu một lực kéo rất lớn. Để đảm bảo an toàn hệ thống và việc sử dụng tiết kiệm thì trong mỗi bộ điều khiển điện thường có một thiết bị tăng lực, trợ lực. Thiết bị này bao gồm các bánh răng liên kết với nhau để giảm thiểu tối đa lực kéo.
  • Tay quay: Đối với một số bộ điện thì có thiết kế tay quay để vận hành đóng mở van khi xảy ra sự cố mất điện. Nhưng cũng có một số dạng bộ điện thì sử dụng lục giác để tiết kiệm diện tích sử dụng.

cau_tao_bo_dieu_khien_dien

Thiết bị truyền động tuyến tính ( Positional ).

Thiết bị truyền động tuyến tính là bộ phận đóng mở van theo các góc 4 – 20mA. Với thiết bị này van có thể dừng ở các góc đóng mở khác nhau.

Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện

Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện dạng ON/OFF

Van bướm điều khiển điện hoạt động bằng dòng điện 24v, 220v, 380v. Dòng điện được cấp thông qua dây dẫn đi vào trong bảng mạch và truyền đến coild điện. Coild điện nhận dòng điện và chuyển đổi điện năng thành cơ năng.

Lượng cơ năng được chuyển đổi sẽ tiếp tục đi qua bộ phận trợ lực và đến trục bộ điều khiển điện. Trục bộ điều khiển điện có kết nối với công tắc hành trình.

Phần van bướm kết nối với trục bộ điều khiển bằng trục van. Khi trục motor điện quay đồng nghĩa với việc trục của van bướm cũng quay theo và hai cánh của van bướm cũng vì thế mà mở ra theo một góc từ 0 – 90 độ. Tạo ra cơ chế mở van. Ngược lại van đóng.

Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện tuyến tính

Van bướm điều khiển điện tuyến tính cũng có nguyên lý hoạt động tương tự như van bướm điện ON/OFF. Bộ điều khiển tuyến tính có chức năng chính là điều khiển đóng, mở, dừng ở các góc theo yêu cầu. Bộ điều khiển điện tuyến tính được kết nối với tủ PLC hoặc được điều khiển trực tiếp bằng điều khiển tay cầm.

Cùng xem video sau để hiểu rõ hơn về van bướm điện


==> Xem thêm mục van bướm điều khiển điện để tìm hiểu thêm về các dòng van bướm điện

 

Bài viết liên quan
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU HT VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 1A38 Đường Tây Mỗ - Phường Tây Mỗ - Quận Nam Từ Liêm, T.P Hà Nội, Việt Nam

VPGD: Lô 7, Ô dịch vụ 10, Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Mã số thuế: 0108628671

Hotline: 0981.625.643 - Mr Quân

STK: 19133913119011 tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

STK: 829244888 tại ngân hàng Vp bank - Chi nhánh Thăng Long - PGD Tây Hà Nội

Email hỗ trợ: hadinhquanth36@gmail.com         

Chuyên cung cấp Van  bướm - Van cổng - Van điện từ - Van điều khiển khí nén- Van điều khiển điện - Đồng hồ đo lưu lượng