logo_xnk_ht_viet_nam-1.100
banner1
untitled
Chia sẻ
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 25
Trong ngày: 197
Trong tuần: 1499
Lượt truy cập: 1500193

Van bướm

2 3 » ( 3 )

Van bướm là gì? Butterfly valve là gì?| Van bướm tay gạt - Van bướm tay quay| Nhập khẩu trực tiếp Hàn Quốc, Đài Loan

 Van bướm là gì? Butterfly valve là gì?

Bạn đọc đang cần tìm hiểu van bướm là gì? van bướm trong tiếng anh là gì? hay Butterfly valve là gì?. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu rõ hơn để các bạn tham khảo và hiểu rõ hơn về dòng van bướm.

Van bướm tên tiếng anh là Butterfly valve hay còn được đọc là van cánh bướm, van đĩa dạng bướm, van nước kiểu cánh bướm, van hai chiều cánh bướm. Đây là một dạng van dùng để đóng mở đường ống hoặc có thể điều chỉnh ( điều tiết) lưu lượng chảy qua đường ống.Van được coi là mở hoàn toàn khi góc của cánh bướm hợp với trục của nó 1 góc 90 độ, đóng hoàn toàn là góc 0 độ, và điều chỉnh lưu lượng thì các góc mở sẽ khác nhau từ 0-90 độ. Van bướm là van có kiểu đóng mở được thực hiện bởi 2 cánh xoay quanh trục của nó, vì 2 cánh này và trục giữa giống hình một con bướm nên nó được đặt tên là van bướm

van_buom_tay_gat_han_quoc

Van bướm hoạt động tương tự như van bi, cho phép tắt nhanh. Van bướm thường được ưa chuộng vì có giá thấp hơn các thiết kế van khác, và có trọng lượng nhẹ hơn nên chúng cần ít sự hỗ trợ hơn. Đĩa được định vị ở trung tâm của đường ống. Một thanh truyền qua đĩa đến một thiết bị truyền động ở bên ngoài van. Xoay bộ truyền động quay đĩa song song hoặc vuông góc với dòng chảy. Không giống như van bi, đĩa luôn có mặt trong dòng chảy, do đó, nó gây ra sụt áp, ngay cả khi mở.

Lịch sử hình thành van bướm

Trước khi van bướm xuất hiện thì các sản phẩm van bi, van cầu, và van cổng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Những năm 1930 để tiết kiệm chi phí đối với các hệ thống đường ống sử dụng ở môi trường thông dụng thì Hoa Kỳ đã phát minh ra van bướm.

Năm 1950 các hệ thống nhà máy của Nhật Bản đã được tiếp cận van bướm và đến những năm 1960 thì nó được sử dụng rộng rãi trên đất nước Nhật Bản.

Những năm 1970 đánh dấu việc phát triển vượt bậc của van bướm trên thế giới khi Trung Quốc bắt đầu quảng bá và sản xuất van bướm trên quy mô lớn.

Vì sao van bướm lại được chấp nhận và sử rộng rộng rãi trong một thời gian ngắn như thế?

Chúng ta sẽ lấy DN1000 làm chuẩn đo như sau:

Về cân nặng van bướm DN1000 nặng khoảng 2 tấn, van cổng nặng khoảng 3,5 tấn, van cầu và van bi không phù hợp với các kích thước lớn như thế nên không được sản xuất.

Về giá thành: Do chất liệu ít hơn, cân nặng nhẹ hơn, vận chuyển và sản xuất dễ dàng hơn nên van bướm sẽ có giá thành rẻ nhất trong tất cả các van.

 Van bướm cần một không gian lắp đặt nhỏ hơn, dễ dàng sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế.

Cấu tạo của van bướm và cách lắp đặt van bướm

1. Cấu tạo của van bướm

Cấu tạo của van bướm khá là đơn giản, van bướm được cấu tạo gồm các bộ phận sau:

cau_tao_cua_van_buom

- Thân van bướm. Được chế tạo từ các vật liệu như, Gang cầu, gang dẻo, inox 316, 304, Thép, nhựa UPVC, PVC… Là bột phận quan trọng và chịu lực trực tiếp từ đường ống. Thân van được đúc theo các tiêu chuẩn và mục đích sử dụng khác nhau. Thân van tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môt trường. Nên khi lựa chọn và sử dụng van bướm chúng ta cần lưu ý về chất liệu chế tạo thân van sao cho phù hợpnhất.

- Mặt bích. Là một phần được đúc trên thân van, là vị trí kết nối van bướm với các thiết bị truyền động như: tay gạt, tay quay ( vô lăng), bộ điều khiển khí nén, bộ điều khiển điện...

- Trục van. Trục được chế tạo từ hợp kim chịu lực có độ cứng cao, ít bị ăn mòn, là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ truyền momen soắn từ các thiết bị truyền động đến cánh van để đóng mở van. Thông thường trục van được đặt ở trung tâm van bướm. Phần trên cùng của trục được kết nối với các thiết bị truyền động, phần còn loại được kết nối với đĩa van (Cánh van).

- Giăng làm kín. Là các loại gioăng, phớt, đệm được chết tạo từ các vật liệu có tính chất chịu lực và chống chịu ăn mòn do ma sát cao, Có nhiệm vụ làm kín cổ van với trục van bướm.

- Vòng làm kín. Là bộ phận làm kín đĩa van và thân van, Được chế tạo từ các vật liệu mềm có độ đàn hồi và chống ăn mòn cao như NBR,EPDM. PTFE, VILON ..... Vòng làm kín được ép chặt vào thân van, giữ cho lưu chất không chay qua khi van đóng hoàn toàn. Cũng là bộ phận tiếp xúc trược tiếp với lưu chất bên trong đường ống, nên cần chọ lựa vật liệu chế tạo sao cho phù hợp với tính chất hóa học và nhiệt độ, áp suất của luau chất bên trong ống.

- Đĩa van. Là thành phần quan trọng nhất của van bướm, nó có nhiệm vụ đóng, mở và tiết lưu dòng lưu chất bên trong đường ống dẫn. Đĩa van được kết nối và cố định với một phần của trục van bằng các chốt hãm hoặc bulon, Đĩa van thường được chết tạo từ các vật liệu cứng có tính chất chịu lực, chịu mà mòn, chịu nhiệt cao, tùy theo tính chất hóa học, nhiệt độ, áp lực của lưu chất mà chúng ta lựa chọn đĩa van cho phù hợp. Ví dụ, lưu chất là nước trong hệ thống pccc thì chúng ta sử dụng van bướm thân gang đĩa gang gioăng cao su EPDM, Nếu là nước sạch thì sử dụng van bướm than gang đĩa gang gioăng cao su EPDM, nếu là hóa chất thì sử dụng van bướm nhựa, van bướm toàn thân inox giăng Teflon (PTFE) được sử dụng trong môi trường nước thải, van bướm vi sinh được sử dụng trong các ngành thực phẩm....vv...

gia_van_buom_inox_304van_buom_tay_gat_inox_2

2. Cách lắp đặt van bướm

- Đặt van bướm ở vị trí mở ¼ trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm(sleeve) do xiết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ.

- Đường kính của 2 đường ống lắp Van Bướm phải bằng nhau để đảm bảo không gian hoạt động cho đĩa van.

- Cần phải có một khoảng cách mặt bích vừa đủ để lắp van để không làm hư hại miếng đệm(sleeve)

- Xiết chặt các ốc, vít từ từ theo mặt phẳng

- Không sử dụng miếng đệm (gasket)giữa mặt bích và van

- Kích thước mặt bích phải đồng nhất kích thước van

- Không được hàn mặt bích gần Van Bướm đã được lắp đặt.

- Đối với van bướm đường kính lớn, khi lắp đặt thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang

- Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.

cach_lap_dat_van_buom

Một số lời khuyên khi sử dụng van bướm

Về cơ bản thì nên sử dụng van bướm dạng kẹp ( Wafer ) để sử dụng. Van bướm dạng kẹp dễ sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hơn các loại van bướm khác.

Khi lắp vào hệ thống thì nên lắp van ở giữa hệ thống đường ống để cánh van không bị va chạm vào đường ống.

Không nên ép quá chặt bulong khi lắp đặt, việc này dễ làm cho gioăng van bướm bị phình ra ảnh hưởng đến việc đóng mở.

Phần cao su làm kín dễ bị rách, mòn, oxy hóa trong quá trình sử dụng, lưu ý khi sử dụng các môi trường hóa chất phải sử dụng van bướm đặc chủng.

Ở các môi trường lạnh dưới 0 độ C thì không nên sử dụng van bướm.

van_buom_han_quoc4

Các loại van bướm và nguyên lí hoạt động của van bướm

1. Các loại van bướm

Có nhiều loại van bướm khác nhau, mỗi loại thích ứng với áp suất khác nhau và cách sử dụng khác nhau. Van bướm không bù, sử dụng tính linh hoạt của cao su, có mức áp suất thấp nhất. Van bướm bù kép hiệu suất cao, được sử dụng trong các hệ thống áp suất cao hơn một chút, được bù từ đường trung tâm của ghế đĩa và vòng đệm thân (bù một) và đường trung tâm của lỗ khoan (bù hai). Điều này tạo ra một hành động cam trong khi vận hành để nhấc ghế ra khỏi con dấu dẫn đến ma sát ít hơn so với được tạo ra trong thiết kế bù trừ bằng 0 và giảm xu hướng mòn. Van phù hợp nhất cho các hệ thống áp suất cao là van bướm bù ba. Trong van này, trục tiếp xúc ghế đĩa được bù, có tác dụng hầu như loại bỏ tiếp xúc trượt giữa đĩa và ghế. Trong trường hợp van bù ba, ghế được làm bằng kim loại để có thể gia công như để đạt được một bong bóng đóng chặt khi tiếp xúc với đĩa.

van_buom_inox_samwoo

Phân loại theo cấu tạo và tác dụng của van bướm

a. Van bướm đồng tâm - loại van này có ghế cao su đàn hồi với đĩa kim loại.

b. Van bướm đôi lệch tâm (van bướm hiệu suất cao hoặc van bướm bù đôi) - loại vật liệu khác nhau được sử dụng cho ghế và đĩa.

c. Van bướm ba chiều (van bướm bù ba lần) - ghế có thiết kế ghế bằng kim loại nhiều lớp hoặc cứng.

d. Van bướm kiểu wafer được thiết kế để duy trì một con dấu chống lại chênh lệch áp suất hai chiều để ngăn chặn bất kỳ dòng chảy ngược nào trong các hệ thống được thiết kế cho dòng chảy một chiều. Nó thực hiện điều này với một con dấu phù hợp chặt chẽ; tức là, miếng đệm, vòng chữ o, gia công chính xác và mặt van phẳng ở phía thượng nguồn và hạ lưu của van.

e. Van bướm kiểu Lug có chèn ren ở cả hai bên của thân van. Điều này cho phép chúng được cài đặt vào một hệ thống sử dụng hai bộ bu lông và không có đai ốc. Van được lắp đặt giữa hai mặt bích bằng cách sử dụng một bộ bu lông riêng cho mỗi mặt bích. Thiết lập này cho phép một trong hai bên của hệ thống đường ống bị ngắt kết nối mà không làm phiền phía bên kia.Một van bướm kiểu lug được sử dụng trong dịch vụ ngõ cụt thường có mức áp suất giảm. Ví dụ, một van bướm kiểu lug gắn giữa hai mặt bích có mức áp suất 1.000 kPa (150 psi). Cùng một van được gắn với một mặt bích, trong dịch vụ ngõ cụt, có mức đánh giá 520 kPa (75 psi). Van kín có khả năng chống hóa chất và dung môi cực cao và có thể xử lý nhiệt độ lên tới 200 ° C, điều này làm cho nó trở thành một giải pháp linh hoạt.

f. Van bướm xoay chiều Van quay tạo thành một dẫn xuất của van bướm nói chung và được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp chế biến bột. Thay vì bằng phẳng, con bướm được trang bị túi. Khi đóng, nó hoạt động chính xác như một van bướm và chặt chẽ. Nhưng khi nó ở trong vòng quay, các túi cho phép thả một lượng chất rắn xác định [1], điều này làm cho van phù hợp để định lượng sản phẩm số lượng lớn theo trọng lực. Các van như vậy thường có kích thước nhỏ (dưới 300 mm), được kích hoạt bằng khí nén và xoay 180 độ qua lại.

van_buom_han_quoc_chinh_hang

Phân loại theo kiểu van

a. Van bướm tay gạt là van dạng cánh bướm đóng mở nhanh chỉ bằng thao tác gạt sang trái hoặc gạt sang phải

b. Van bướm tay quay  là loại van bướm sử dụng tay quay vô lăng để điều khiển trục quay của van. Đây là cách làm để có lợi về lực cho người vận hành van. 

2. Nguyên lí hoạt động của van bướm

Khi thao tác quay góc 90 độ trực tiếp lên bộ phần vận hành tay gạt hoặc tay quay chuỗi liên kết bao gôm thân, trục, đĩa van đồng thời dịch chuyển thao tạo ra góc mở hoằn toàn đĩa van nằm song song với đường đi của lưu chất. Như vậy quay ngược lại góc 0 độ van bướm trở về trạng thái đóng hoàn toàn và tương tư với các góc mở đóng khác nhau.

Dưới đây là video mô phỏng về nguyên lí hoạt động của van bướm để khách hàng hiểu rõ hơn về dòng van này:

3. Ưu điểm của van bướm

- Bật tắt thuận tiện và nhanh chóng với ít lực hơn. Có sức đề kháng ít hơn và có thể được vận hành thường xuyên.
- Cấu trúc đơn giản, kích thước nhỏ. Có kích thước mặt ngắn đối mặt, khối lượng ít hơn và trọng lượng nhẹ, phù hợp với van đường kính lớn.
- Có thể được sử dụng để truyền bùn, ít chất lỏng được lưu trữ ở khẩu độ của đường ống.
- Dưới áp suất thấp, van bướm có thể nhận ra niêm phong tốt.
- Van bướm có hiệu suất quy định tuyệt vời.
- Khi van bật hoàn toàn, lối đi của ghế có diện tích dòng chảy hiệu quả lớn và khả năng chống chảy kém hơn.
- Ít mô-men xoắn. Áp lực lên đĩa ở hai bên của trục chính gần như bằng nhau, gây ra momen xoắn ngược. Qua đó, các van có thể được mở với lực ít hơn.
- Mặt niêm phong thường là med của cao su hoặc nhựa. Đối với van bướm này có niêm phong tốt dưới áp suất thấp.

4. Nhược điểm của van bướm

Van có nhược điểm về áp lực làm việc khá là thấp, chỉ khoảng PN16

Phần gioăng làm kín dễ bị hư hỏng trong môi trường làm việc.

Khả năng điều tiết dòng lưu chất kém.

Đĩa van có thể cản một số dòng chảy của lưu chất.

van_buom_han_quoc5

Ứng dụng của van bướm

Van thường được ứng dụng trong các hệ thống nước làm mát, các hệ thống nước sạch, nước thải và hóa chất.

Ứng dụng nước làm mát, khí, hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Sử dụng cho bùn và các lưu chất rắn.

Các hệ thống hút, xả của các nhà máy.

 Các hệ thống xử lý khí, hơi, các hệ thống tàu thuyền, tàu biển.

Tìm hiểu thêm một số dạng van bướm sử dụng dòng điện hoặc khí nén để điều khiển qua bài viết van bướm điều khiển điệnvan bướm điều khiển khí nén

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU HT VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 1A38 Đường Tây Mỗ - Phường Tây Mỗ - Quận Nam Từ Liêm, T.P Hà Nội, Việt Nam

VPGD: Lô 7, Ô dịch vụ 10, Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Mã số thuế: 0108628671

Hotline: 0965.491.302 - Mr Quân

STK: 19133913119011 tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội

STK: 829244888 tại ngân hàng Vp bank - Chi nhánh Thăng Long - PGD Tây Hà Nội

Email hỗ trợ: hadinhquanth36@gmail.com         

Chuyên cung cấp Van  bướm - Van cổng - Van điện từ - Van điều khiển khí nén- Van điều khiển điện